Mã lực (viết tắt là HP - horse power)

Mã lực (viết tắt là HP - horse power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s. Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau: 1 HP = 0,736kW ; hoặc 1 kW = 1,36 HP.

Mã lực (viết tắt là HP - horse power)

Mã lực (viết tắt là HP - horse power) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
1 HP = 0,736kW ; hoặc 1 kW = 1,36 HP. 
Các loại bơm nước dân dụng?
- Bơm ly tâm: là loại bơm gồm 1 động cơ, động cơ này làm quay cánh quạt gàu tạo nên sức ly tâm đưa nước lên độ cao thích hợp.
- Bơm ly tâm tự động: là loại bơm ly tâm có gắn thêm bình chứa và một rơ le áp lực. Khi áp lực nước ở vòi ra giảm, thì bơm sẽ tự động hoạt động.
- Bơm rung điện từ (còn gọi là bơm thả giếng): loại bơm này nhờ lực điện từ làm hoạt động màng rung đưa nước lên.
Các thông số kỹ thuật của một bơm ly tâm?
Khi mua hoặc sử dụng máy bơm, ngoài việc nắm biết loại bơm đó hoạt động như thế nào thì cần phải biết thêm các tính năng kỹ thuật quan trọng sau:
- Ðiện áp sử dụng: Chọn loại 220V/ 50Hz, ngoài ra trên thị trường cũng có loại 2 dòng điện 110V/ 220V hoặc máy bơm 3 pha.
- Lưu lượng bơm: Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v... Trong máy thường ghi là Qmax, đó là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ cao, tốc độ, công suất máy v.v...
- Ðộ cao: Ðộ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa... Ðây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng. Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.
- Ðộ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng... đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.
- Ðộ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là r.m.p .
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P.
Chọn một máy bơm?
Muốn mua một loại bơm thích hợp, phải lưu ý đến các điểm sau:
- Ðộ cao giữa hai bể chứa, tính từ mặt nước bể chứa ở dưới đến mặt nước bể chứa ở trên.
- Thể tích của mỗi bể chứa.
- Nơi đặt máy bơm.
Sau khi có được những yếu tố đó, bạn hãy chọn loại bơm ly tâm có độ cao tổng cộng, độ cao hút và độ cao xả thích hợp. Thường thì chọn bơm có trị số cao hơn 1,5 trị số thực tế là thích hợp. Ví dụ độ cao nhà là 10m, thì chọn loại bơm có độ cao khoảng 13 -15m. Nếu bể chứa nhà bạn nhỏ, thì chỉ cần các loại bơm có công suất nhỏ và lưu lượng nước nhỏ (loại bể chứa 1m3 thì chỉ cần loại máy bơm 1/2 HP và có số vòng quay lớn - từ 2000 rmp trở lên), còn loại máy bơm lớn hơn thì chọn loại có công suất lớn hơn là đủ.
Hiện nay thị trường có các loại bơm Trung Quốc như Shimge, Marino, Peroni...1/2 HP, 3/4 HP . Tốt hơn thì có máy hiệu Hanil, Wilo của Hàn Quốc hay hiệu Awashi, Tenshi Nhật hoặc  Pentax, Ebara của Ý. Các loại bơm của Nhật, Ý... tốt hơn nên có giá cao hơn.
Cách lắp đặt một máy bơm để có hiệu quả tốt nhất?
- Máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Khi lắp ống dẫn nước vào máy, phải lưu ý gắn rúp-pê ở đầu vào trước ống. Ống vào thì đường kính phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào.
- Phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy.
- Van một chiều của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới để tránh rác rưởi làm nghẹt - hư máy.
- Lắp đường ống ra phải đúng đường kính của máy bơm, tránh làm gấp khúc, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm thường gắn thêm một khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy.
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy khi vận hành.
- Ðiện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt.

Để được tư vấn kỹ càng và lựa chọn các dòng bơm phù hợp với yêu cầu của Quý khách xin vui lòng liên hệ: Điện máy An Phát: 103E Nguyễn Trãi - P Ba Đình- TP Thanh Hóa.

Tel:   0898.348.936 – 0962 022 866 - 0983728.776.

Web; maybomthanhhoa.vn; Email: pentax.thanhhoa@gmail.com

Điện máy An Phát là nhà phân phối các loại máy bơm Nhập khẩu tại Thanh Hóa, các sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp và có đầy đủ các chứng nhận về xuất xứ, chứng nhận về chất lượng - CO/CQ. Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng, giá cả cạnh tranh, giao hàng chuyên nghiệp và bảo hành chu đáo.